Hướng dẫn stress test CPU để kiểm tra hiệu năng của vi xử lý

Stress test CPU là một khái niệm được rất nhiều dân chuyên trong ngành máy tính sử dụng. Vậy stress test CPU là gì? Mục địch thực hiện stress test dùng để làm gì? Cùng NHC TechZ tìm hiểu ngay sau đây nhé !

Stress test CPU là gì?

Stress test CPU là một bài kiểm tra về khả năng hoạt động của CPU dưới áp lực công việc tối đa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn thúc đẩy CPU lên mức hoạt động tối đa ở mức nhiệt độ và xung nhịp cao nhất có thể.

Stress test CPU là gì?

Mục đích của stress test CPU

Đúng như tên gọi của mình, stress test CPU được dùng để kiểm tra khả năng chịu tải của CPU với khối lượng công việc cực nặng. Từ đó, giúp các chuyên gia đưa ra được đánh giá cụ thể về sức mạnh và hiệu năng xử lý của mỗi CPU máy tính. Và dĩ nhiên, tất cả những CPU đưa đi kiểm tra cần phải sở hữu chung một cấu hình về mainboard, PSU, hệ thống tản nhiệt, RAM,...

Mục đích của stress test CPU

Hướng dẫn stress test CPU

Chuẩn bị

Đầu tiên, bạn cần khởi động lại PC hoặc laptop sau đó đóng tất cả những ứng dụng không cần thiết trên thiết bị để đảm bảo quá trình kiểm tra được thực thi mượt mà và liên tục. Bạn có thể sử dụng Task Manager (Ctrl + Shift + Esc) để đóng bất kì ứng dụng nào theo ý muốn của cá nhân.

Hướng dẫn stress test CPU

Tiếp theo, bạn lựa chọn công cụ thực hiện stress test CPU với rất nhiều phần mềm thứ 3 như Prime95, AIDA64, CPU-Z. Và ở đây, chúng mình sẽ thực hiện stress test CPU với CPU-Z.

Hướng dẫn stress test CPU

Cuối cùng, theo dõi quá trình kiểm tra của phần mềm đối với CPU của chúng ta. Nếu phát hiện nhiệt độ vượt quá mức hãy ngừng bài kiểm tra ngay lập tức, tránh gây hại trực tiếp đến CPU.

Hướng dẫn stress test CPU

Cách stress test CPU với CPU-Z

Bước 1: Tải và cài đặt CPU-Z tại trang chủ.

Bước 2: Mở CPU-Z trên máy tính hoặc laptop.

Bước 3: Bạn chuyển qua thẻ Bench > chọn Stress CPU.

Hướng dẫn stress test CPU với CPU-Z

Bước 4: Kiểm tra số điểm ở mục This Processor. Từ đó, bạn sẽ tính toán được thời gian duy trì cùng với khả năng hoạt động của CPU trên bộ PC hoặc laptop của mình.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về stress test CPU cùng cách thực hiện ngay trên đây. Các bạn còn bất kì thắc mắc hay gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện, hãy để lại bình luận bên dưới để NHC TechZ sẽ giúp bạn giải đáp nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo. PEACE !

Đăng nhận xét

0 Nhận xét